Thay vì ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng hỏi thì xu hướng sử dụng các loại trà đang dần “lên ngôi”. Tuy vậy, không phải ai cũng biết trà đạo là gì và các loại trà phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Trà đạo là gì?
Đầu tiên, hãy cùng Namas tìm hiểu xem trà đạo là gì. Trà đạo – được ghép bởi hai yếu tố là hoạt động thưởng trà và ngồi đàm đạo. Đây được coi là một nghệ thuật mang nhiều giá trị về triết lý, nhân văn và mang đậm yếu tố tận hưởng cuộc sống.
Theo tài liệu được lưu trữ, trà đạo bắt đầu phát triển từ những năm cuối của thế kỷ XII. Nhà sư Nhật Bản tên là Eisai sau khi học đạo tại Trung Quốc đã trở về và mang theo các hạt giống trà để trồng tại sân chùa.
Xu hướng trà đạo đang nở rộ những năm gần đây
2. Các chất dinh dưỡng trong trà
Trà có rất nhiều chất dinh dưỡng có thể kể đến như:
- Các thành phần dinh dưỡng: Acid Amin, Vitamin (A, C, B, B1, B2, B3, B11, P1, E, D, K,…), các chất khoáng, các loại Glucid…
- Chất Polyphenol (EGCG): Chất có vị chát, có tác dụng như: Giảm Lipid trong máu, giảm đường trong máu, chống Oxy hóa, chống phóng xạ, chống ung thư, diệt khuẩn…
- Enzymes: Có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tinh dầu: Có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, có lợi cho hoạt động tư duy, lao động trí óc, chống cảm lạnh và hỗ trợ tiêu hóa.
3. Công dụng của trà
Trà có các công dụng chính như sau:
- Giúp cơ thể sảng khoái, tinh thần thư thái, tăng cường tư duy.
- Giải nhiệt, lợi tiểu, gia tăng quá trình trao đổi chất và lọc thải độc tố và kim loại nặng trong cơ thể.
- Nước trà có tác dụng phòng chống sâu răng, vệ sinh răng miệng giúp hơi thở thơm tho.
- Cung cấp nhiều loại Vitamin, Axit Amin và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
- Phòng chống và làm chậm quá trình lão hóa, chống lại các tác hại của bức xạ. Ngoài ra còn giúp kháng khuẩn, chống nấm và gây ức chế tới sự phát triển của Virus.
- Làm giảm lượng mỡ trong máu, phòng chống xơ cứng động mạch.
- Giảm Cholesterol và hỗ trợ điều hòa huyết áp trong cơ thể.
- Giảm béo, làm đẹp từ trong ra ngoài. Giảm lượng mỡ dư thừa, giảm đường trong máu và phòng chống bệnh đái tháo đường.
- Giải rượu nhanh và tiêu thực.
Và còn rất nhiều công dụng khác mà trà đem tới cho người dùng.
Trà cụ tại An Nhiên Trà Thất
4. 08 loại trà phổ biến nhất trong trà đạo Việt Nam
Có rất nhiều các loại trà thường sử dụng trong nghệ thuật trà đạo tại Việt Nam, tuy nhiên dưới đây là 08 loại trà phổ biến nhất tại Việt Nam:
4.1. Trà xanh
Trà xanh là loại trà phổ thông nhất được sử dụng trong trà đạo. Trà xanh được chế biến ngay sau khi thu hoạch. Người ta sẽ dừng quá trình lên men ngay sau khi là ché được làm héo nhẹ và được diệt men bằng ống nhiệt, hấp bằng hơi nước hoặc được xào trên chảo nóng, sau đó làm tơi nguội và đưa vào vò. Lá chè có thể được làm khô kiểu sợi rời, dẹt hoặc vê tròn thành từng viên trà. Trà xanh là một trong những loại trà vô cùng phổ biến trong trà đạo tại Việt Nam.
4.2. Trà đen
Trà đen là loại trà được Oxy hóa toàn phần (100%). Quá trình Oxy hóa trà đen diễn ra dài hơn trà Oolong và dùng máy phun ẩm hỗ trợ. Trà đen được sản xuất theo công nghệ OTD hoặc theo công nghệ CTC. Hầu hết các giống chè tại Việt Nam đều sản xuất được trà đen.
4.3. Hồng trà
Hồng trà là trà Oolong nhưng với mức lên men tới 60-70%. Tên gọi Hồng trà được sử dụng do khi pha nước thì Hồng trà sẽ tạo ra màu vàng đỏ khá giống với trà đen. Hồng trà ở Việt Nam thường được sản xuất từ giống chè Shan vùng cao và dưới dạng lá sợi.
4.4. Trà trắng (Bạch trà)
Trà trắng thường được làm từ các búp chè ngon nhất của vùng chè tại thời điểm tốt nhất vụ xuân, số lượng rất ít chủ yếu dùng nguyên liệu búp trà Shan tuyết cổ thụ. Sản xuất cần nhiều công sức và sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Trà trắng có vẻ đẹp tinh tế, sự tổng hợp của thanh lịch, cao quý với hương thơm thanh thoát, dễ chịu với vị ngọt mát lành.
4.5. Trà vàng
Trà vàng là loại trà được chế biến nhiệt không sử dụng Oxy hóa (lên men). Các chất biến đổi trong quá trình chế biến trà vàng chủ yếu là tự Oxi hóa hợp chất Polyphenol dưới tác dụng của ẩm và nhiệt độ để tạo ra sản phẩm đặc trưng của trà vàng.
Phương pháp làm khô trà vàng bằng cách phơi khô tự nhiên hoặc sấy nhiệt đến độ ẩm 10-12%. Trà vàng là sự pha trộn giữa trà xanh và trà đen dưới tác dụng sơ bộ của oxy hóa trong quá trình làm héo, sau đó làm đình chỉ men dưới tác dụng của nhiệt độ cao và được cuộn vào các túi vải để lá trà chuyển vàng.
4.6. Trà OOlong
Trà Oolong – có ý nghĩa là rồng đen là một trong những loại trà vô cùng phổ biến. Quá trình sản xuất đòi hiểu tiêu tốn nhiều thời gian, công đoạn và sự tỉ mỉ. Trung bình một mẻ trà Oolong mất từ 2-3 ngày. Không giống như trà đen và trà xanh, trà Oolong chỉ được lên men một phần. Hương vị và đặc tính của trà Oolong được hình thành trong quá trình vò nhẹ và luyện nhiệt lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo hình.
Trà Oolong được sản xuất từ các giống chè như: Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Thanh Tâm, Tứ Quý Xuân… có hương thơm đặc biệt và trồng ở độ cao trên 800m so với mực nước biển theo công nghệ Đài Loan.
4.7. Trà Phổ Nhĩ
Trà phổ nhĩ, hay còn có tên gọi là Hei trà (theo tiếng Trung) và Dark Tea (theo tiếng Anh). Được lấy tên theo 1 huyện của Vân Nam, Trung Quốc – nơi có các giống chè lá to, trà phổ nhĩ được lên men tự nhiên trước khi được sấy nhẹ bằng cách phơi nắng. Trà phổ nhĩ còn có 2 loại là sống và chín. Trà phổ nhĩ chín có sự can thiệp từ phía con người nhiều hơn khi được chủ động lên men bằng cách ủ sau đó phơi khô và hấp đông bánh.
Trà phổ nhĩ có nước pha màu đỏ như rượu vang hay nâu đỏ hoặc vàng nhạt. Với mùi hương quyến rũ như mùi gỗ hậu và vị ngọt đặc trưng, trà phổ nhĩ là một trong những loại trà nhận được rất nhiều quan tâm trong trà đạo.
4.8. Trà hương
Trà hương là loại trà dùng hoa tươi hoặc hương liệu khô để ướp hương, đây là loại trà đặc trưng thường thấy ở Việt Nam. Trà hương thường dùng các loại hoa tươi như hoa sen, hoa nhài, hoa sói, hoa ngâu, hoa cúc… và các hương liệu khô như: Hoa ngây, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo.. để nghiền nhỏ. Sau khi nghiền nhỏ sẽ được pha trộn theo tỷ lệ khác nhau đểu ướp vào trà xanh và sao tẩm để tạo ra các loại trà có hương vị đặc trưng. Trà hương dễ uống, có hương thơm nhẹ nhàng rất được yêu thích trong nghệ thuật trà đạo.
Các loại trà trong trà đạo
5. Nguyên tắc cần chú ý trong trà đạo
Trong trà đạo, ai ai cũng phải nằm lòng bộ quy tắc: “Nhất thủy – Nhì trà – Tam pha – Tứ ấm – Ngũ quần anh”. Liệu bạn có biết ý nghĩa bộ nguyên tắc này chưa?
5.1. Nhất thủy – nguyên tắc đầu tiên trong trà đạo
Nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước trà. Vậy nên nước dùng pha trà bắt buộc phải là loại nước có độ tinh khiết cao để đem tới vị trà ngon nhất.
Ngày xưa các cụ thường dùng nước mưa sạch hay nước suối (chỗ chảy chậm, chảy qua sỏi đá), nước giếng vùng đá ong hay nước trên núi. Tuy nhiên ngày nay chúng ta có thể dùng nước sạch qua máy lọc hay nước tinh khiết để đạt được chất lượng tốt nhất.
5.2. Nhì trà – nguyên tắc thứ hai trong trà đạo
Nguyên tắc quan trọng thứ hai trong trà đạo là lựa chọn loại trà. Một chén trà ngon phải được lựa chọn dựa trên sở thích, khí hậu, thổ nhưỡng, các yếu tố về trà… Người thưởng trà cần lựa chọn đúng loại trà, tính chất của trà và đúng thời điểm để tạo ra một chén trà ưng ý.
5.3. Tam pha – nguyên tắc thứ ba trong trà đạo
Pha trà là một nghề thuật, và người pha trà cần phải có sự kết hợp giữa năm yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Người pha trà cần kiểm soát về từng loại trà, nhiệt độ, thời gian, các loại dụng cụ pha… và rất nhiều yếu tố khác khi pha trà.
5.4. Tứ ấm – nguyên tắc thứ tư trong trà đạo
Nguyên tắc quan trọng thứ tư trong trà đạo là ấm pha trà. Người pha trà cần chọn ấm, chén dựa trên nhu cầu sử dụng, tính thẩm mỹ và sở thích của người dùng. Ngoài ra, nên sử dụng các loại ấm đất nung (như Hồng Sa, Bát Tràng, Tử Sa, Chu Sa…) để nước trà có thể thẩm thấu vào ấm, sau một thời gian dài dùng ấm rót nước nóng tráng ấm đã cảm nhận được hương trà trong ấm.
5.5. Ngũ quần anh – nguyên tắc cuối trong trà đạo
Ngũ quần anh là gì? Như Namas có đề cập phía trên, trà đạo là thưởng trà và đàm đạo. Vì vậy quần anh chính là những người bạn, những người cùng chung đam mê hay những người cùng thưởng trà. Khi thưởng trà cần cảm giác gần gũi, thân mật, tự nhiên để các “trà hữu” có thể thoải mái, thư giãn nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp của văn hóa uống trà.
Trà ngon phải có bạn hiền
Nếu như bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về nghệ thuật trà đạo, hãy tham khảo khóa học Trà Đạo Cùng Nghệ Nhân tại Học Viện Đào Tạo Pha Chế Namas để tìm hiểu thêm các kiến thức về trà nhé.
Với không gian đào tạo tại An Nhiên Trà Thất được trang bị đầy đủ nguyên, vật liệu và trà cụ đảm bảo Học Viên được thoải mái thực hành trong khóa học. Ngoài ra không thể kể đến Giảng Viên Quy Trà cùng sự bảo trợ về kiến thức và lịch sử từ Hiệp hội chè Việt Nam đảm bảo kiến thức trong khóa học một cách tốt nhất.
Liên hệ ngay với Hotline: 1800.6128 hoặc nhắn tin với Fanpage Facebook Namas để nhận được thêm tư vấn về khóa học bạn nhé!