Làm thế nào để bắt đầu hoạt động kinh doanh quán cà phê

dao-tao-chuyen-sau-FB

Mở một quán cà phê có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận nếu bạn thực hiện đúng cách. Mô hình kinh doanh của Starbucks là một ví dụ điển hình, tính đến năm 2021 đã phát triển lên gần 33.000 địa điểm trên khắp thế giới.

Nếu độc giả yêu thích kinh doanh lĩnh vực đồ uống và đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đừng bỏ qua bài viết này của Namas nhé!

1. Lựa chọn loại hình quán cà phê của bạn

Có ba lựa chọn cơ bản để bắt đầu một quán cà phê:

  • Nhượng quyền thương mại: Để bắt đầu với mô hình kinh doanh có sẵn, bạn có thể xem xét nhượng quyền thương mại, bạn sẽ được hướng dẫn vận hành, setup và có mẫu các hoạt động kinh doanh từ A tới Z. Với một khoản chi phí bỏ ra ban đầu, bạn sẽ được cung cấp dịch vụ kinh doanh chìa khóa trao tay tại địa điểm của bạn.
  • Mua lại một doanh nghiệp hiện : Đầu tư vào một cửa hàng đang rao bán, đổi chủ sẽ là một ý kiến không tồi. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một doanh nghiệp có lợi nhuận để bán không phải là một việc dễ dàng.
  • Bắt đầu từ đầu: Bắt đầu kinh doanh của riêng bạn từ đầu đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất, nhưng nó cũng mang lại sự linh hoạt nhất và tiềm năng tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận.

Cho dù bạn chọn tùy chọn nào, ckế hoạch kinh doanh của bạn khi bắt đầu mở một quán cà phê cần kết hợp các yếu tố chính sau đây.

kinh-doanh-cua-hang-ca-phe-1

1.1. Tìm một vị trí tốt với giá thuê hợp lý

Trước khi mở một quán cà phê, hãy tìm hiểu kĩ về từng vị trí và tệp khách hàng tại khu vực đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của quán bạn không.

Trước hết, quán cà phê là nơi tuyệt vời để giao lưu và gặp gỡ bạn bè, hoặc để dành thời gian đọc sách hoặc lướt web trong khi nhâm nhi ly đồ uống, bánh ngọt và đồ ăn nhẹ. Quán cà phê cũng là một địa điểm phổ biến cho các cuộc gặp đối tác trong kinh doanh, hoặc cho dân văn phòng muốn làm việc hay sinh viên muốn học nhóm.

Khi chọn lựa vị trí mở quán, hãy làm cho nó gần và thuận tiện với nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng tới.

Nếu bạn muốn mua một doanh nghiệp hiện có, bạn sẽ không có nhiều lựa chọn về địa điểm, nhưng bạn vẫn nên nghiên cứu và quyết định xem địa điểm hiện tại có phù hợp hay không.

1.2. Tiền thuê mặt bằng

Lưu ý rằng các vị trí trung tâm nhất không chắc chắn sẽ là tốt nhất cho doanh thu của bạn. Các trung tâm thương mại và các địa điểm có lưu lượng giao thông cao khác thường có giá thuê cao hơn và có nhiều tính cạnh tranh hơn do có hiều chuỗi cà phê lớn đang kinh doanh.

Cửa hàng có mặt tiền đẹp, có nhiều hơn một mặt tiền trở lên sẽ có giá thuê đắt đỏ hơn. Mặt tiền càng rộng, càng đẹp sẽ càng thu hút người qua đường tốt hơn.

1.3. Lưu lượng giao thông và bãi đậu xe

Bạn cần xác định lưu lượng giao thông, bởi tại khu vực có mật độ, lưu lượng giao thông lớn sẽ có nhiều người qua lại hơn và họ có thể thành khách hàng của quán.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định về khả năng đáp ứng bãi đỗ xe. Nếu như bạn mở cửa hàng trong trung tâm thương mại, đây sẽ không phải vấn đề lớn do bạn có thể sử dụng hầm để xe của trung tâm. Còn nếu bạn mở cửa hàng ngoài đường, hãy lưu ý vì khách hàng phải khó khăn trong việc tiếp cận quán hoặc việc quán của bạn không có chỗ đỗ xe, hoặc không đáp ứng được đầy đủ chỗ đỗ xe. Điều này sẽ khiến khách hàng tìm kiếm một quán cà phê khác và bỏ qua quán của bạn.

Lý tưởng nhất là bạn nên tìm kiếm một vị trí thuận tiện, thu hút ánh nhìn trên một con phố đông đúc, có nhiều bãi đậu xe để khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ tại quán.

kinh-doanh-cua-hang-ca-phe-2

2. Nghiên cứu công thức đồ uống

Khi mở một quán cà phê, hãy nghiên cứu kĩ càng về công thức pha chế đồ uống. Ví dụ: Người miền Nam sẽ có sở thích uống đồ uống ngọt hơn, trong khi miền Bắc sẽ muốn sử dụng đồ uống có độ ngọt vừa phải. Ngoài ra, miền Bắc có xu hướng sử dụng đồ uống nóng trong mùa đông trong khi việc sử dụng đồ uống nóng tại miền Nam thường rất hạn chế.

Ngoài ra, dưới đây là những điều cần lưu ý để có chất lượng sản phẩm tốt nhất:

  • Theo kịp các Trend, xu hướng thịnh hành về đồ uống: Thường xuyên cập nhật công thức mới, các loại đồ uống mới hay cập nhật các công thức theo mùa, ngày lễ…
  • Đầu tư vào máy móc, thiết bị chất lượng cao (máy pha cà phê espresso, máy xay, hệ thống lọc nước, v.v.)
  • Lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, tránh thay đổi quá nhiều nhà cung cấp dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
  • Phục vụ bánh ngọt tươi và đồ ăn nhẹ để khách hàng có thể nhâm nhi với trà và cà phê
  • Giữ một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và có kiến ​​thức về pha chế
Việc nghiên cứu công thức pha chế đồ uống thường rất mất thời gian, tốn kém mà chưa chắc đem lại sự hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các khoá học đào tạo pha chế để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như đem lại kết quả tốt nhất.
dao-tao-chuyen-sau-FB

3. Tạo không khí quán cà phê thư giãn, thoải mái

Khi mở một quán cà phê, không khí quán cà phê là một yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng hầu hết người tiêu dùng coi sự thoải mái, gần gũi quen thuộc và bầu không khí thư giãn là những điểm thu hút chính đối với một quán cà phê.

Ví dụ: Ngoài mô hình phục vụ của mình, bầu không khí thư giãn, hiện đại và ấm cúng của Starbucks là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của nó. Nguyên tắc “vị trí thứ ba” khét tiếng hiện nay của Starbucks đã thiết lập khái niệm quán cà phê chiếm một vị trí đặc biệt ngoài gia đình hoặc văn phòng – cho thấy không khí và môi trường là tối quan trọng tới hoạt động kinh doanh.

Thiết kế quán cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng? Với sự ảnh hưởng và phát triển của mạng xã hội, xu hướng check-in (chụp ảnh tại quán) ngày càng gia tăng – điều này sẽ giúp thu hút và lan toả quán của bạn tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Ngoài ra, không gian quán cũng cần sạch sẽ và sáng sủa với nhiều ánh sáng tự nhiên và rộng rãi. Sử dụng kết hợp các loại ghế và bàn đơn lẻ để bạn có thể đáp ứng các khách hàng đơn lẻ cũng như thiết kế bàn lớn, ghế dài sao cho phù hợp với các nhóm khách có quy mô khác nhau. Việc có một không gian sân ngoài trời là một điểm thu hút rất lớn đối với những khách hàng có nhu cầu hút thuốc – tránh ảnh hưởng tới không gian bên trong quán.

4. Cung cấp nhiều loại đồ ăn nhẹ

Một chìa khóa dẫn tới thành công khác khi kinh doanh quán cà phê là nhận ra rằng, ngay cả khi các loại đồ uống sản phẩm chính, một quán cà phê không thể tồn tại chỉ dựa vào doanh thu bán đồ uống. Hầu hết các quán cà phê thành công hiện nay đều biết cách đa dạng hóa dịch vụ của mình.

Việc có một loạt các món ăn nhẹ chất lượng được trưng bày tại quầy sẽ thu hút khách hàng của bạn tăng chi tiêu bên cạnh chi trả cho đồ uống. Hầu hết các loại bánh ngọt đều kết hợp tốt với cà phê. Bạn có thể hợp tác với tiệm các tiệm bánh ngọt tại khu vực cũng như tự sản xuất các loại bánh ngọt (nếu có khả năng) để gia tăng doanh thu của quán. Tuy nhiên, Namas khuyến khích bạn nên mua các sản phẩm có sẵn để giảm thời gian chuẩn bị cũng như chi phí phải bỏ ra – do cửa hàng của bạn sẽ không tập trung quá nhiều vào đồ ăn nhẹ.

5. Cung cấp chương trình khách hàng thân thiết

Việc có một chương trình khách hàng thân thiết thực sự có thể giúp bạn xây dựng tập khách hàng trung thành. Khách hàng đôi khi muốn cảm thấy được công nhận và một vài phần thưởng khuyến khích nhỏ sẽ khiến họ quay trở lại sử dụng sản phẩm của quán thường xuyên hơn.

Thẻ khách hàng thân thiết (Membership card) hỗ trợ cải thiện lợi nhuận của quán bạn bằng cách:

  • Khuyến khích khách hàng thân thiết đến quán thường xuyên hơn
  • Cải thiện tỷ lệ khách hàng không thường xuyên lựa chọn doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh
  • Khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn (ví dụ: Tại mốc chi tiêu bao nhiêu sẽ được thưởng quà_

Bạn có thể thiết lập chương trình khách hàng thân thiết của mình theo nhiều cách. Nếu bạn đi theo con đường truyền thống, với thẻ kiếm được tem cho mỗi lần mua hàng, hãy đảm bảo sử dụng thẻ chất lượng tốt có tên và biểu tượng doanh nghiệp của bạn được hiển thị nổi bật và sẽ không dễ dàng bị nhàu, nát. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại có thể dễ dàng lưu thông tin khách hàng tại máy tính, giúp khách hàng thuận tiện hơn khi không phải đem theo thẻ hay bất cứ giấy tờ chứng minh gì khi tích điểm.

kinh-doanh-cua-hang-ca-phe

6. Quản lý tài chính

Một điều rất quan trọng khi kinh doanh bất cứ loại hình nào – vấn đề quản lý tài chính, nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi không? Là một chủ quán cà phê, hiểu rõ chi phí và lợi nhuận sẽ giúp bạn thành công và kiểm soát dòng tiền chặt chẽ hơn, tránh xảy ra hiện tượng thất thoát.

Vì vậy, dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính phổ biến trong kinh doanh mà bạn nên làm quen:

Tỷ suất lợi nhuận: Số tiền mà doanh thu từ bán hàng trừ đi tổng chi phí. Khi xem xét thêm một sản phẩm, bạn nên tính đến chi phí nguyên vật liệu, chi phí trang thiết bị và nhân công. Điều này sẽ cho phép bạn định giá sản phẩm để tất cả các chi phí này được trang trải đầy đủ.

Báo cáo lãi và lỗ (PNL): Báo cáo lãi và lỗ phân tích doanh thu, chi phí và chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này sẽ so sánh tổng quan trong một khoảng thời gian, tình hình kinh doanh của quán bạn như thế nào?

Giá vốn hàng bán (COGS) : Là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra trong cửa hàng của bạn. Điều này bao gồm chi phí vật liệu, chi phí máy móc được sử dụng cũng như chi phí lao động trực tiếp liên quan.

Chi phí biến đổi so với cố định: Chi phí cố định thường bao gồm tiền thuê nhà, nhà cửa, máy móc, … Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo sản lượng hay những chi phí phát sinh khác không thể đo lường trước. Tuy nhiên, chi phí biến đổi sẽ có cách tính (ước chừng) nếu như bạn có đầy đủ cơ sở dữ liệu.

Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên liệu của bạn để làm một ly đồ uống hay món ăn là bao nhiêu. Điều này giúp bạn định giá thực đơn của mình một cách hợp lý.

Lợi tức đầu tư (ROI): Là thước đo lãi / lỗ tạo ra từ một khoản đầu tư so với số tiền đã đầu tư.

Ngoài ra còn rất nhiều chi phí phát sinh khác trong hoạt động kinh doanh thực tế. Bạn có thể tham khảo khoá học cho chủ quán cà phê để tìm hiểu thêm về các cách quản lý tài chính khi kinh doanh cà phê nhé!

———————–

Trên đây là bài chia sẻ của Namas về các tiêu chí cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng cà phê. Hi vọng thông qua bài viết này, các chủ quán tương lai có góc nhìn định hình trước những hoạt động cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh ngành F&B.

Đừng quên theo dõi Website và kênh Youtube của Học Viện Namas để cập nhật nhiều kiến thức về ngành F&B hơn nhé.

Nếu như bạn có nhu cầu học pha chế cũng như trang bị kiến thức kinh doanh quán cà phê, tham khảo ngay khoá học Đào Tạo Pha Chế Và Kinh Doanh F&B nhé!

———————–
📍 HỌC VIỆN ĐÀO TẠO PHA CHẾ NAMAS
✅ Hotline: 1800.6128
✅ Địa chỉ:
Cs1: Số 5, Lô Ơ1, Linh Đàm, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Cs2: Số 386/5i Lê Văn Sỹ, P.14, Q.3, TP.HCM
Cs3: Tầng 6, 285 Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP.Hà Nội
Cs4: 382 Trần Hưng Đạo, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng
Cs5: Tổ 36, P.Quang Trung, TP.Thái Nguyên
Cs6: 17 Lê Hồng Phong, P.Hưng Bình, TP.Vinh
Cs7: 5/2/105 Xuân La, Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Cs8: Số 15 Đường 7, Khu Dân Cư Cityland, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Logo White Min

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800.6128 / 098.839.8819

Email: daotaonamas@gmail.com

ĐỊA CHỈ

Cs1: Số 5, Lô Ơ1, Linh Đàm, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Cs2: 17 Lê Hồng Phong, P.Hưng Bình, TP.Vinh
Cs3: Số 15 Đường 7, Khu Dân Cư Cityland, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon