Trước khi bắt tay vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào, chắc chắn chúng ta đều phải vạch ra những đầu mục công việc để chuẩn bị. Việc mở một quán cà phê là một trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ giúp bạn kiếm thêm thu nhập mà còn tạo ra một “cộng đồng” với những cuộc trò chuyện tuyệt vời của khách hàng tại quán.
Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì… khó! Có rất nhiều người còn đang tự hỏi: “mở quán cà phê nên bắt đầu từ đâu?”. Dưới đây là 10 bước để mở quán cà phê sẽ giúp bạn đi đúng hướng nhé.
Mục lục
- 1. Nghiên cứu kinh doanh về cà phê
- 2. Xác định tầm nhìn khi mở quán cà phê
- 3. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
- 4. Lựa chọn địa điểm mặt bằng quán
- 5. Tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc
- 6. Thiết kế của quán cà phê
- 7. Xây dựng Menu khi mở quán cà phê
- 8. Thuê đúng nhân viên
- 9. Thực hiện chiến dịch tiếp thị khi mở quán cà phê
- 10. Bắt đầu mở quán và kinh doanh thôi!
1. Nghiên cứu kinh doanh về cà phê
Mở một quán cà phê cần tiêu tốn rất nhiều nguồn lực: cả về tài chính, thời gian cũng như tinh thần. Trước khi mở quán, bạn phải dành thời gian để tìm hiểu những gì cần thiết để kinh doanh thành công. Hãy tự hỏi bản thân mình “mở quán cà phê nên bắt đầu từ đâu?”, vạch ra những tiêu chí bạn muốn đối với quán cà phê của mình sau đó so sánh với các cửa hàng cà phê thành công trong khu vực.
Có một cách khác bạn có thể áp dụng là hãy dành thời gian để xem xét các quán cà phê thành công trong khu vực. Hãy nghiên cứu kĩ vì sao họ thành công, vì sao họ đông khách cũng như điều gì khiến họ trở nên khác biệt hơn so với các quán cà phê khác.
Sau khi dành thời gian nghiên cứu các quán cà phê, bạn cần vạch ra các tiêu chí tối thiểu như sau cho quán của mình:
- Khách hàng của mình sẽ là ai?
- Nhu cầu khách hàng của mình là gì?
- Thời gian nào là thời gian kinh doanh chính của cửa hàng?
- Và còn vô vàn câu hỏi khác dựa trên thực tế của mỗi chủ quán…
Bước đầu tiên cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi mở quán cà phê
2. Xác định tầm nhìn khi mở quán cà phê
Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ quán cần tạo lập tầm nhìn của quán và định hình những hình ảnh về quán cà phê trong tương lai. Hãy viết ra những gì bạn muốn quán cà phê của mình đạt được ngay từ khi bắt đầu dự định mở quán cà phê. Hãy tìm kiếm hình ảnh sản phẩm, các mẫu thực đơn và ý tưởng thiết kế để xây dựng nguồn cảm hứng chung cho quán cà phê của bạn trông như thế nào, loại đồ uống nào bạn sẽ phục vụ và bạn muốn đem tới cảm giác như thế nào cho khách hàng khi họ bước chân vào cửa.
Việc xác định rõ tầm nhìn của quán sẽ giúp bạn nhất quán khi chọn tên, cách bài trí, lên kế hoạch cho đồ uống, chọn tách và các yếu tố khác nhằm đồng bộ với tầm nhìn của quán. Hãy nhớ rằng chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người – bí quyết thành công là hãy dành thời gian và công sức cho một nhóm khách hàng nhỏ khi bạn mới bắt đầu kinh doanh.
Xác định tầm nhìn khi mở quán cà phê cũng vô cùng quan trọng nhé
3. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Có thể mọi người sẽ nghĩ rằng: Ôi dào việc lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết thật thừa thãi, sẽ chẳng có ai thèm đọc nó đâu. Tuy nhiên trên thực tế, lợi ích thực sự của việc tạo lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết khi mở quán cà phê sẽ không thể nhìn thấy ngay được mà bạn sẽ thấy trong quy trình hoạt động về lâu dài.
Khi bạn viết bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn sẽ phải nghiên cứu thêm về thị trường cũng như làm việc với những con số – những thang đo đối với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, thông qua kế hoạch kinh doanh quán cà phê chi tiết sẽ như một lộ trình cho hoạt động điều hành và phát triển cửa hàng mới dễ dàng hơn.
Một bảng kế hoạch kinh doanh quán cà phê bao gồm những yếu tố sau:
- Tóm tắt: Cửa hàng cà phê của bạn đại diện cho điều gì và đâu là USP (Unique Selling Point – điểm nổi bật) của quán.
- Phân tích thị trường tại địa phương: Khách hàng thường xuyên của bạn là ai? Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Nhu cầu đối với các đồ uống như thế nào?
- Nhân sự: Bạn sẽ tự làm những gì, bạn sẽ thuê ai để thực hiện những việc còn lại.
- Kế hoạch tiếp thị: Kế hoạch tiếp thị bài bản, sẽ thực hiện tiếp thị ở kênh nào? Kinh phí dành cho kế hoạch tiếp thị là bao nhiêu? Mục đích tiếp thị là gì?…
- Dự báo tài chính: Lãi & lỗ dự kiến, Dòng tiền, nguồn vốn khi bắt đầu mở quán cà phê.
- Vị trí mặt bằng quán.
4. Lựa chọn địa điểm mặt bằng quán
Một yếu tố vô cùng quan trọng khi mở quán cà phê là lựa chọn vị trí mặt bằng quán. Có thể bây giờ bạn kinh doanh Online sẽ không cần thuê mặt bằng, tuy nhiên sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì việc có một mặt bằng sẽ giúp ích rất nhiều đó.
Vị trí cửa hàng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công chung của bất kỳ hoạt động kinh doanh quán cà phê nào. Trước khi bạn đưa ra quyết định, hãy dành một chút thời gian cho những lĩnh vực bạn đang cân nhắc. Hãy chú ý xem có bao nhiêu người đang đi bộ và có bao nhiêu chỗ đậu xe. Vị trí có đủ rộng rãi đáp ứng không? Có đủ lượng người đi bộ xung quanh để duy trì quán cà phê của bạn không? Vị trí có ý nghĩa gì về mặt nhân khẩu học? Xung quanh có bao nhiêu quán cà phê khác?
Hãy cân nhắc kĩ về mặt bằng khi mở quán cà phê
Hãy nhớ rằng bạn sẽ kinh doanh trong một thời gian dài ở đây, vì vậy cần phải đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu các yếu tố kinh doanh tại khu vực. Ví dụ: Hãy thiết kế quán cà phê của bạn thật nhiều ổ cắm, chỗ để xe rộng rãi, không gian lịch sự… nếu bạn muốn nhắm tới nhóm khách hàng dân công sở. Ngoài ra cần phải hiểu chi tiết của hợp đồng thuê, các điều khoản cũng như các thủ tục khác khi mở quán cà phê tại địa điểm trên
5. Tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc
Tìm kiếm nhà cung cấp tốt, đáng tin cậy là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Tùy thuộc vào loại hình quán cà phê bạn đang mở, các nhà cung cấp chính thường là cà phê, sữa, trái cây và hàng tạp hóa. Bạn cũng sẽ cần cốc (giấy và sứ), khăn ăn, dụng cụ pha chế, siro… danh sách này phụ thuộc vào Menu của quán bạn.
Hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách tất cả các nguồn cung bạn cần, càng chi tiết càng tốt. Danh sách này có vẻ sẽ “quá sức” vì độ dài không thể đo lường được, nhưng việc tìm hiểu kỹ càng sẽ đảm bảo bạn chuẩn bị tốt nhất cho mọi thứ, tránh việc thiếu xót nguyên vật liệu, máy móc khi mở quán cà phê.
>> Nếu như bạn có nhu cầu nhập nguyên vật liệu và máy móc với mức giá hợp lý, hãy THAM KHẢO TẠI ĐÂY
6. Thiết kế của quán cà phê
Thiết kế quán cà phê của bạn rất quan trọng để thu hút khách hàng và thu hút họ quay trở lại trong tương lai. Thiết kế của quán sẽ phụ thuộc phần lớn vào đối tượng mục tiêu của bạn. Thiết kế sẽ là hiện đại? Cổ điển? Tinh vi? Hay theo Concept Anime, Cà phê mèo…?
Hãy tìm hiểu thị hiếu của cơ sở khách hàng của bạn trước khi mở quán cà phê để chọn ra một thiết kế phù hợp nhất. Một lần nữa, tôi xin nhắc lại đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người; hãy chọn một phong cách thiết kế và tạo ra bản sắc riêng cho quán của bạn. Hãy xem xét kĩ từ những thiết kế nhỏ nhất như: mặt tiền cửa hàng, bảng chỉ dẫn, nội thất, ánh sáng hay thậm chí những điều nhỏ nhặn như có in Logo của quán lên khăn giấy hay không.
Cần đánh giá hiệu quả của cách bố trí từ cả góc độ nhân viên và khách hàng. Nhân viên pha cà phê có thể làm việc một cách thoải mái trong không gian được phân bổ không? Nhân viên của bạn có thể nhanh chóng, tiện lợi khi di chuyển không? Khách hàng sẽ có quy trình mua hàng khi bước vào quán cà phê như thế nào? Tất cả cần một sự ăn khớp và thân thiện với cả nhân viên và khách hàng khi mở quán cà phê.
Thiết kế của quán cà phê mà đẹp sẽ thu hút khách hàng rất tốt đó
7. Xây dựng Menu khi mở quán cà phê
Thực đơn của quán nên thể hiện rõ ràng tầm nhìn và phong cách thiết kế của quán cà phê của bạn. Mọi thứ cần được xem xét, từ lựa chọn thực phẩm, thiết kế, màu sắc và phông chữ, đến phần mô tả đồ uống, hình ảnh và giá cả. Hãy nghĩ về một đồ uống bạn dự định thêm vào menu và cách món đó có thể định hình phong cách thực đơn của bạn.
Hãy đơn giản hóa Menu – một trong những sai lầm phổ biến nhất của các chủ quán cà phê là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Điều này có thể để lại cho bạn hàng tá nguyên vật liệu và máy móc bị thừa mà hầu như không bao giờ dùng tới.
Bạn cũng cần tính toán chi phí thành phần (Cost đồ uống) và tỷ suất lợi nhuận của từng loại đồ uống. Theo nguyên tắc chung để bạn bắt đầu, chi phí nguyên liệu không được cao hơn 35% giá bán lẻ. Mở quán cà phê cũng cần có lợi nhuận, chắc hẳn bạn không phải “làm vì đam mê” đúng không?
Xây dựng Menu bài bản khi mở quán cà phê sẽ giúp ích rất nhiều đó
8. Thuê đúng nhân viên
Nhân viên là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng quyết định sự thành, bại khi mở quán cà phê kinh doanh. Hầu hết các chủ quán bắt đầu bằng cách tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm, điều này là dễ hiểu. Nhưng qua thời gian dài, có một thứ vượt trội hơn kinh nghiệm: thái độ.
Kỹ năng có thể học được, tuy nhiên “Giang sơn khó đổi – Bản tính khó rời”. Bạn chắc chắn sẽ cần một số kinh nghiệm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa doanh nghiệp chỉ diễn ra khi bạn tuyển dụng đúng người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã nỗ lực hết mình để tìm ra những người phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nếu như nhân viên có thái độ tốt, kỹ năng trung bình thì bạn có thể tự đào tạo tại quán hoặc sử dụng dịch vụ dạy nghề pha chế tại các trung tâm đào tạo pha chế uy tín tại địa phương. Hiện nay, Học Viện Đào Tạo Pha Chế Namas tự hào là một trong những đơn vị đào tạo pha chế uy tín nhất tại Việt Nam, với 08 cơ sở trải khắp 3 miền và hơn 22 khoá học giúp chủ quán và nhân viên có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp nhất khi mở quán cà phê.
Hãy chọn đúng người, đúng tiêu chí để xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhé
9. Thực hiện chiến dịch tiếp thị khi mở quán cà phê
10. Bắt đầu mở quán và kinh doanh thôi!
Vậy là sau bao ngày chuẩn bị, bạn có thể sẵn sàng mở quán cà phê và bắt đầu kinh doanh rồi. Sau buổi khai trương, hãy thử kiểm tra lại những điều bạn đã làm được hay chưa làm được để cân đối, chỉnh sửa cho tốt hơn. Có một câu nói nổi tiếng chắc bạn cũng đã biết: “Biết địch, biết ta – Trăm trận, trăm thắng”, vì vậy bên cạnh biết về đối thủ cũng cần nên biết nội tại của bản thân quán nữa nhé.
Ngày khai trương của quán vô cùng quan trọng, hãy dành 200% sức lực cho ngày này bạn nhé
Hi vọng thông qua bài viết này, độc giả đã có một cái nhìn tổng quan về các công việc, các bước thực hiện cần làm khi không biết mở quán cà phê nên bắt đầu từ đâu.
Nếu như bạn đang có dự định mở quán cà phê mà chưa có quá nhiều kinh nghiệm, kiến thức về pha chế cũng như vận hành quán, hãy tham khảo khoá học Đào Tạo Pha Chế Và Kinh Doanh F&B tại Học Viện Đào Tạo Pha Chế Namas nhé.
Đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho Học Viện Đào Tạo pha Chế Namas ,điền đơn tư vấn phía dưới hoặc liên hệ theo số hotline: 1800.6128 để nhận được tư vấn thêm về các khóa học bạn nhé!