Học nghề pha chế đồ uống có tương lai hay không? 10 khoá học bạn nên tham khảo

chung-chi-pha-che

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân cũng đang dần được cải thiện. Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ cải thiện chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được chú trọng – nhất là trong ngành F&B. Liệu học nghề pha chế đồ uống có tương lai hay không? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

1. Nghề pha chế đồ uống là gì?

Nghề pha chế đồ uống là nghề pha đồ uống theo yêu cầu của khách hàng tại các nhà hàng, quán bar, quán cà phê hay các cơ sở phục vụ đồ uống.

Nghề pha chế đồ uống được chia thành hai nhóm nghiệp vụ chính khác nhau: Thứ nhất là Bartender (chuyên pha chế các loại đồ uống có cồn) và thứ hai là Barista (chuyên pha chế các loại đồ uống có nguồn gốc từ cà phê). Tuy nhiên tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, đôi khi một nhân viên pha chế phải làm đồng thời cả hai nghiệp vụ trên.

2. Nghề pha chế đồ uống – Bartender

2.1. Bartender là gì?

Bartender (hay còn một số tên gọi khác là Barkeeper, Mixologist, Alcohol Server và Bar Chef) là nghề pha chế đồ uống có cồn (và cả một số loại đồ uống không cồn) sau quầy Bar.

Bartender phải biết thật nhiều công thức pha chế đồ uống có cồn và có thể pha chế chúng một cách chính xác, nhanh chóng và không lãng phí nguyên vật liệu. Ngoài ra, Bartender cần có tính sáng tạo để có thể đáp ứng được yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

2.2. Bartender thường làm những công việc gì?

Bartender thường làm những công việc như sau:

  • Chào hỏi khách hàng, gợi ý cho khách hàng những đồ uống đặc biệt (nếu có) hoặc gợi ý theo sở thích của khách hàng.
  • Pha chế đồ uống có cồn theo yêu cầu của khách hàng.
  • Vận hành quầy Bar, quản lý các nguyên, vật liệu và máy móc trong quầy.
  • Quản lý kho để đảm bảo việc kinh doanh không bị gián đoạn.
  • Thực hiện tính tiền, thu tiền (trong một vài trường hợp).
  • Dọn dẹp quầy bar, bàn phục vụ, rửa sạch các ly, chén, cốc… sau khi khách hàng rời đi.

Và còn rất nhiều công việc khác Bartender cần làm dựa trên tình hình thực tế.nghe-pha-che-do-uong

Bartender thường làm những công việc gì

2.3. Làm thế nào để trở thành một Bartender

Có rất nhiều cách để trở thành một Bartender, bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:

  1. Thực hành trong công việc: Đây là một cách để trở thành Bartender “thông dụng” nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, do không có kiến thức chuyên môn về pha chế mà đa số kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm việc nên chỉ có thể làm việc tại những cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ. Ngoài ra, những nhân viên mới cũng có thể học hỏi bằng việc quan sát, làm việc với những nhân viên pha chế có nhiều năm kinh nghiệm hơn.
  2. Tự học pha chế trên mạng: Đây là một phương pháp trở thành Bartender có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự phát triển của Internet giúp cho các bạn có đam mê với nghề pha chế đồ uống có thể tự học cách trở thành Bartender thông qua các bài đăng, video hướng dẫn trên mạng. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng tiếp cận thông tin tuy nhiên nguồn kiến thức thu được chưa được kiểm chứng hay thậm chí sẽ khiến người học bị lầm tưởng, hiểu sai về kiến thức pha chế.
  3. Tham gia các khóa học nghề pha chế đồ uống: Các khóa học pha chế có thể kể đến như hướng dẫn cách pha chế tại quầy bar, học các công thức pha chế cocktail phổ biến, quy trình an toàn thực phẩm, dịch vụ khách hàng cơ bản hay một số phương pháp xử lý tình huống trong công việc khác. Đối với các khóa học pha chế, bạn nên tìm hiểu lựa chọn một trường đào tạo pha chế uy tín, chuyên nghiệp để có thể tiếp cận kiến thức chính quy một cách chính xác.

3. Nghề pha chế đồ uống – Barista

3.1. Barista là gì?

Barista là nghề pha chế đồ uống và phục vụ cà phê và đồ uống làm từ cà phê. Chúng có thể bao gồm cà phê Espresso và đồ uống làm từ cà phê Espresso như Latte, Cappuccino và đồ uống cà phê đá.

Một nhân viên pha cà phê có kỹ năng pha chế đồ uống từ cà phê và thường có kiến ​​thức sâu rộng về các loại cà phê khác nhau có sẵn trên khắp thế giới.

3.2. Barista thường làm những công việc gì?

  • Tiếp đón khách hàng, thông báo cho họ về các mặt hàng đặc biệt hoặc mới, trả lời các câu hỏi, chấp nhận đơn đặt hàng và thanh toán.
  • Chuẩn bị xay và trộn hạt cà phê, pha cà phê và trà và phục vụ các món cho khách hàng.
  • Đóng gói thực phẩm và đồ uống để bán.
  • Bán cà phê và trà pha và thiết bị pha, nêu bật sự khác biệt giữa các mặt hàng và hướng dẫn khách hàng về phương pháp pha.
  • Dọn dẹp và sắp xếp lại các khu vực làm việc và ăn uống, đổ rác và khử trùng các thiết bị và đồ dùng.
  • Tìm hiểu về các phương pháp sản xuất bia, pha chế đồ uống, chuẩn bị thực phẩm và kỹ thuật trình bày để cải thiện chất lượng thực phẩm.
  • Cập nhật bảng chỉ dẫn và cách trưng bày để thu hút khách hàng.
  • Kiểm kê và bổ sung các mặt hàng trong tủ trưng bày, trên bàn hoặc phía sau quầy.
  • Làm việc như một phần của một đội vui vẻ, năng lượng cao.
  • Tuân thủ tất cả các quy định an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng.

nghe-pha-che-do-uong

Nghề pha chế đồ uống Barista

3.3. Làm thế nào để trở thành một Barista

Có rất nhiều cách để trở thành một Barista, bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:

  1. Thực hành trong công việc: Đây là một cách để trở thành Barista được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với phương pháp này thì Barista sẽ không có nhiều cơ hội thực hành bằng máy móc chuyên dụng mà chỉ sử dụng được các máy móc một cách cơ bản. 
  2. Tự học pha chế trên mạng: Đây là một phương pháp để học nghề pha chế đồ uống Barista có xu hướng gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của Internet. Bằng các bài đăng, video, các hội nhóm chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội sẽ giúp cho người học có thể nắm được kiến thức một cách nhanh nhất. Với ưu điểm là nhanh chóng tiếp cận thông tin tuy nhiên nguồn kiến thức cũng như có tốc độ tiếp thu nhanh nên được nhiều học viên ưa chuộng. Tuy nhiên với thiết bị và máy móc thiếu thốn sẽ dẫn tới quá trình học bị nhiều gián đoạn và đôi khi sai phương pháp pha chế.
  3. Tham gia các khóa học nghề pha chế đồ uống: Các khóa học nghề pha chế đồ uống có thể kể đến như hướng dẫn cách pha chế cà phê máy hoặc khóa học về Latte Art. Đối với các khóa học pha chế dành cho Barista, bạn nên tìm hiểu lựa chọn một trường đào tạo pha chế uy tín, chuyên nghiệp để có thể tiếp cận kiến thức chính quy một cách chính xác.

4. Những Khóa Học Nghề Pha Chế Đồ Uống Hiện Có Tại Namas?

4.1. Các khóa học nghề pha chế đồ uống (Offline)

4.1.1. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Đào Tạo Nghề Chuyên Sâu

Khóa học pha chế đồ uống – Đào Tạo Nghề Chuyên Sâu phù hợp với Học Viên có nhu cầu học pha chế nhiều nhóm đồ uống khác nhau mà không có thời gian. Với hơn 200+ công thức của 11 nhóm đồ, đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong khóa học Barista ngắn hạn.

Dưới đây là thông tin thêm về khóa học Đào Tạo Pha Chế Chuyên Sâu:

  1. Thời gian: 10 buổi (Sáng: 9h00 – 12h00; Chiều: 13h30 – 17h00)
  2. Nội dung khóa học: Học viên sẽ được học hơn 200+ công thức của 11 nhóm đồ uống như sau:
  • Trà Hoa Quả Hiện Đại
  • Trà Sữa Chuyên Sâu
  • Cà Phê Truyền Thống
  • Sinh Tố, Nước Ép
  • Trà Chanh Hiện Đại
  • Trà Truyền Thống
  • Sữa Chua Trái Cây
  • Cocktail Beer
  • Đồ Uống Nóng
  • Mojito & Granita
  • Đồ đá xay

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Đào Tạo Nghề Chuyên Sâu

>> Tham khảo thêm khóa học Đào Tạo Nghề Chuyên Sâu TẠI ĐÂY

4.1.2. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Cà Phê Máy Kinh Doanh

Lớp học Cà Phê Máy Kinh Doanh được khai giảng hàng tuần nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh cà phê pha bằng máy.

Dưới đây là một vài thông tin của khóa học:

  1. Thời gian: 2 buổi (Sáng: 9h00 – 12h00; Chiều: 13h30 – 17h00)
  2. Nội dung khóa học:

Buổi 1:

  • Giới thiệu về Barista? Nguồn gốc của hạt café và các dòng hạt cafe thường được sử dụng trong cafe máy.
  • Khác biệt giữa cafe máy và cafe phin.
  • Giới thiệu về cấu tạo và cách để vận hành máy xay và máy pha cà phê.
  • Giới thiệu về các dụng cụ cần thiết trong cafe máy (gồm: Ca đánh sữa, tamper, nhiệt kế…)
  • Kiến thức và cách chiết xuất Espresso.
  • Quy trình các bước vệ sinh máy pha, máy xay cà phê.
  • Các vấn đề hay gặp khi chiết xuất Espresso.
  • Thực hành pha chế các đồ uống chính trong cafe máy: Espresso, Americano, Cà phê nâu, Cà phê bạc sỉu, Mocha Cafe, Caramel Macchiato, Affogato.

Buổi 2:

  • Phân biệt các dòng sữa tươi (tiệt trùng, thanh trùng, nguyên kem).
  • Quy trình đánh sữa.
  • Thực hành cà phê Cappuccino.
  • Thực hành Latte Art Heart (Latte hình tim – cơ bản).
  • Thực hành pha chế đồ uống Matcha Latte, Hot Chocolate, Frappuccino.
  • Tổng kết kiến thức trong khóa học và giải đáp thắc mắc từ học viên.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Cà Phê Máy Kinh Doanh

>> Tham khảo thêm khóa học Cà Phê Máy Kinh Doanh TẠI ĐÂY

4.1.3. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Cà Phê Máy Latte Art

Khóa học Cà Phê Máy Latte Art dành cho Học Viên có nhu cầu học chuyên sâu các đồ uống từ Cà phê.

Dưới đây là thông tin thêm về khóa học:

  1. Thời gian: 10 buổi (Sáng: 9h00 – 12h00; Chiều: 13h30 – 17h00)
  2. Nội dung khóa học:

Buổi 1 + 2: Nội dung học tương tự khóa Cà Phê Máy Kinh Doanh.

Buổi 3 + 4:

  • Thực hành Latte Art Tulip (Latte hình hoa Tulip).
  • Giới thiệu về Latte Art Wing Hearts (Latte hình tim vân).

Buổi 5 + 6:

  • Thực hành Latte Art Wing Hearts.
  • Giới thiệu về Latte Art Wing Tulip (Latte hình Tulip vân).

Buổi 7 + 8:

  • Thực hành Wing Tulip.
  • Giới thiệu về Latte Art Rosetta (Latte hình lá Rosetta).
  • Ôn tập kiến thức.

Buổi 9 + 10:

  • Thực hành Latte Art Rosetta.
  • Kiểm tra lý thuyết, thực hành và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học.
  • Tổng kết kiến thức trong khóa học và giải đáp thắc mắc từ học viên.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa Học Cà Phê Máy Latte Art Tại Namas

>> Tham khảo thêm khóa học Cà Phê Máy Latte Art TẠI ĐÂY

 

4.2. Các khóa học nghề pha chế đồ uống (Online)

4.2.1. Khóa học nghề pha chế đồ uống – nước dân gian

Khóa học gồm các đồ uống xưa của Việt Nam được nấu hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Giá cost rất rẻ phù hợp kinh doanh vào thời điểm thị trường đang quan tâm tới sức khỏe này.

Khóa học Nước Dân Gian gồm 11 bài học như sau:

  1. Thạch sương sáo
  2. Thạch lá nếp
  3. Thạch sương sa
  4. Bột báng
  5. Trà Bí Đao
  6. Bông Cúc Nhãn Nhục
  7. Mía Lau Củ Năng
  8. Củ Sen Lá Dứa
  9. Cách Làm Thạch Trà Thái
  10. Trà Thái Xanh, Đỏ
  11. Sữa Chua Uống

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Nước Dân Gian

>> Tham khảo thêm khóa học Nước Dân Gian TẠI ĐÂY

 

4.2.2. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Đồ uống đường phố

Khóa học Đồ uống đường phố có nội dung như sau:

  • Nước Mía Chuyên Sâu: 13 đồ uống xoay quanh nguồn nguyên liệu nước mía mix với những vị trái cây tươi như cam, xoài, sầu riêng, mít, trân châu….
  • Rau Má Mix: 7 đồ uống cô đọng của các dòng rau má trên thị trường như sầu riêng, đậu xanh, mít, lá nếp…
  • Thực Hành Nấu Topping: Trân châu đường đen, thạch củ năng, thạch trái cây, kem đậu xanh, kem lá nếp…

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Đồ Uống Đường Phố

>> Tham khảo thêm khóa học Đồ Uống Đường Phố TẠI ĐÂY

 

4.2.3. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Đồ uống nóng chuyên sâu

Khóa học đồ uống nóng chuyên sâu lên tới 32 công thức đồ uống nóng, xoay quanh các nhóm như: Trà Hoa Quả, Trà Hoa Khô, Cafe, Cacao, Chocolate, Caramel, Trà Sữa Nóng…

Khóa học đồ uống nóng chuyên sâu vô cùng phù hợp đối với những học viên ở miền Bắc muốn cập nhật Menu vào mùa đông.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Đồ Uống Nóng Chuyên Sâu

>> Tham khảo thêm khóa học Đồ Uống Nóng Chuyên Sâu TẠI ĐÂY

 

4.2.4. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Trà chanh kinh doanh

Khóa học trà chanh kinh doanh bao gồm 40 đồ uống xoay quanh các nhóm như: Trà chanh, trà quất, trà đào, cocktail beer, mocktail, mojito, granita, đồ uống nóng, sữa chua trái cây… là các đồ uống cần có trong Menu của một quán trà chanh.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Trà Chanh Kinh Doanh

>> Tham khảo thêm khóa học Trà Chanh Kinh Doanh TẠI ĐÂY

 

4.2.5. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Trà Hiện Đại

Khóa học trà hiện đại là sự tổng hợp giữa hai nhóm đồ uống: Trà Hoa Quả Hiện Đại Và Trà Sữa. Với số lượng công thức lên tới hơn 70, học viên sau khi hoàn thành khóa học trà hiện đại chắc chắn có thể tự tin với hoạt động kinh doanh của mình.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Trà Hiện Đại

>> Tham khảo thêm khóa học Trà Hiện Đại TẠI ĐÂY

 

4.2.6. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Trà Sữa

Khóa học trà sữa bao gồm bộ hơn 20 công thức trà sữa từ cơ bản tới chuyên sâu và 6 loại topping thịnh hành nhất trên thị trường: Trân châu đường đen, thạch trái cây, thạch củ năng, pudding trứng, kem cheese và kem trứng. Khóa học pha chế đồ uống – trà sữa phù hợp với học viên đang dự định mở cửa hàng, xe đẩy kinh doanh trà sữa hay đơn giản là bán trà sữa Online tại nhà.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Trà Sữa

>> Tham khảo thêm khóa học Trà Sữa TẠI ĐÂY

 

4.2.7. Khóa học nghề pha chế đồ uống – Chè Hiện Đại

Khóa học gồm các món chè hiện đại trên thị trường, giáo trình bám sát vào kênh pha chế (tận dụng nguyên liệu pha chế như các dòng mứt, siro, kem…) và không tốn quá nhiều thời gian làm đồ.
Khóa học Chè Hiện Đại Online gồm 14 bài học. Topping 8 bài và 5 bài các món như: Cốt dừa chan, Trân châu nhân dừa, Thạch sương sáo, Thạch lá nếp, Thạch sương sa, Pudding bơ, Pudding xoài, Bột báng, Kem Cafe Cốt Dừa Trân Châu, Chè Lá Nếp Cốt Dừa, Chè Xoài Hồng Kông, Chè Bơ Nhà Làm và Kem Bơ Đà Lạt.

nghe-pha-che-do-uong

Khóa học Chè Hiện Đại

>> Tham khảo thêm khóa học Chè Hiện Đại TẠI ĐÂY

Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể lựa chọn được khóa học nghề pha chế đồ uống phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

Đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho Namas hoặc liên hệ hotline: 1800.6128 để nhận được tư vấn thêm về các khóa học bạn nhé!

 

 

Logo White Min

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800.6128 / 098.839.8819

Email: daotaonamas@gmail.com

ĐỊA CHỈ

Cs1: Số 5, Lô Ơ1, Linh Đàm, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Cs2: 17 Lê Hồng Phong, P.Hưng Bình, TP.Vinh
Cs3: Số 15 Đường 7, Khu Dân Cư Cityland, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon